Mạch lọc nguồn: Khái niệm, nguyên lý hoạt động và phân loại

Mạch lọc nguồn: Khái niệm, nguyên lý hoạt động và phân loại

Mạch lọc nguồn mang lại nhiều lợi ích trong quá trình nâng cao hiệu suất hoạt động, tiết kiệm không gian. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều người biết đến mạch lọc nguồn là gì, nguyên lý hoạt động của chúng một cách chi tiết. Vì vậy hôm nay hãy cùng Cti Supply tìm hiểu những thông tin liên quan đến mạch lọc nguồn trong bài viết sau đây.

Mạch lọc nguồn là gì?

Mạch lọc nguồn có tên Tiếng Anh là Capacitance Multiplier, được biết đến là một trong những mạch hữu ích vừa giúp cải thiện hiệu quả hiệu suất mà đồng thờ còn giúp tiết kiệm không gian. Thông thường, các tụ lọc sẽ có kích thước lớn nên chiếm rất nhiều không gian. Nhờ có mạch lọc nguồn sinh mà kích thước của tụ điện có thể giảm xuống đáng kể.

Đặc biệt đối với một số loại mạch điện tử thì mạch lọc nguồn đóng một vai trò rất quan trọng, nhất là trong những lĩnh vực cần đến hiệu suất chống nhiễu cao, các bộ điều chỉnh điện áp định tuyến hay ở trong cả bộ điều chỉnh chuyển mạch có thể tạo ra được độ nhiễu do cơ chế chuyển mạch.

Mạch lọc nguồn: Khái niệm, nguyên lý hoạt động và phân loại

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý làm việc của mạch lọc nguồn sẽ như sau:

Từ nguồn điện qua biến áp chạy đến mạch chỉnh lưu để lấy ra điện áp 1 chiều DC, nếu không có tụ lọc thì lúc này điện áp sẽ gặp tình trạng nhấp nhô không ổn định, khi đó khó có thể sử dụng được cho các mạch điện tử. Lúc này mạch lọc nguồn được sinh ra nhằm khắc phục vấn đề trên, chúng ta lắp thêm các tụ lọc có giá trị từ vài trăm µF – vài ngàn  µF ở sau mạch chỉnh lưu cầu.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như cách mà mạch lọc nguồn làm việc thì hãy xem xét điện áp 1 chiều DC của mạch chỉnh lưu trong 2 trường hợp (có lọc nguồn và không có lọc nguồn):

  • Khi công tắc K mở, mạch chỉnh lưu không có tụ lọc vì vậy điện áp thu được sẽ có dạng nhấp nhô.
  • Khi công tắc K đóng chỉnh lưu sẽ có tụ C1 tham gia vào quá trình lọc nguồn, điện áp đầu ra sẽ cho kết quả tương đối phẳng. Trong trường hợp điện dung C1 càng lớn thì điện áp đầu ra lúc này sẽ càng phẳng. Giá trị của tụ C1 ở trong các bộ nguồn thường sẽ là vài ngàn µF.

Mạch lọc nguồn: Khái niệm, nguyên lý hoạt động và phân loại

Trong các mạch chỉnh lưu có tụ lọc mà không có tải hoặc tải tiêu thụ với công suất thấp, không đáng kể so với giá trị công suất của biến áp thì điện áp 1 chiều DC thu được sẽ là DC = 1,4 AC.

Phân loại

Hiện mạch lọc nguồn có 2 loại phổ biến là:

  • Mạch lọc nguồn cơ bản: Là loại mạch lọc lặp lại các cực phát đơn giản, một tụ điện ở cực gốc và một điện trở ở đầu vào để kích hoạt transistor. Một tụ điện từ cực gốc xuống đến mass để nhằm làm mịn. Chúng được làm việc giống như là một mạch lặp cực phát đơn giản. Điện trở R1 sẽ giúp phân cực cho điểm giao của cực gốc và tụ điện có tác dụng làm mịn. Chúng làm giảm đáng kể độ nhiễu ở khu vực đầu ra Vout.
  • Mạch lọc nguồn chỉnh sửa: Mạch lọc nguồn cơ bản có hạn chế đó là điện áp rơi thấp trên transistor mắc nối tiếp và mang lại khả năng giảm nhiễm không cao. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này sẽ cần đặt một điện trở ngang qua tụ điện và cung cấp 1 bộ chia điện thế để có thể làm giảm điện áp cực gốc và đồng thời tăng điện áp rơi trên transistor. Chúng mang đến khả năng giảm nhiễu hiệu quả hơn, tuy nhiên có thể làm tăng khả năng tiêu tán điện và làm giảm điện áp đầu ra

Mạch lọc nguồn: Khái niệm, nguyên lý hoạt động và phân loại

Ứng dụng của mạch lọc nguồn

Trong nhiều loại mạch điện tử hiện nay thì hiệu suất chống nhiễu là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số ứng dụng của mạch lọc nguồn có thể kể đến như:

  • Ở các mạch RF dùng các vòng lặp khóa pha thì độ nhiễu sẽ cần phải được triệt tiêu, đặc biệt là khi dữ liệu được truyền đi bằng cách dùng các pha điều chế. Bất cứ các nhiễu động nào trên nguồn điện cũng có thể biểu hiện thành nhiễm pha, chúng sẽ dẫn đến việc tăng tỷ lệ lỗi bit.
  • Những hệ thống âm thanh cần đến độ trung thực cao thì hiệu suất chống nhiễu là yếu tố không thể bỏ qua. Nếu có độ nhiễu nào trên đường công suất, đặc biệt là tầng khuếch đại sẽ có thể gây nên các tiếng rít rất khó chịu ở phần đầu ra.

Bài viết trên đây là các thông tin chia sẻ liên quan đến mạch lọc nguồn, nguyên lý làm việc, vai trò và các loại mạch lọc nguồn phổ biến hiện nay mà Cti Supply muốn chia sẻ đến cho mọi người. Hi vọng qua đó đã mang đến thêm nhiều kiến thức hay, thú vị để bạn hiểu rõ hơn về mạch lọc nguồn và biết cách ứng dụng chúng vào các mạch điện tử.

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo