Hiện tượng đoản mạch là gì? Các cách phòng tránh đoản mạch

Hiện tượng đoản mạch là gì? Các cách phòng tránh đoản mạch

Điện dần trở thành một phần quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh, sản xuất hay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Tuy nhiên nếu như không được xử lý cẩn thận trong quá trình lắp đặt, thường xuyên được kiểm tra và bảo dưỡng thì rất dễ xảy ra những hiện tượng như chập điện, đoản mạch,… gây nên nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người, các thiết bị sử dụng điện hay mạng lưới điện. Hôm nay Cti Supply sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng đoản mạch là gì, những hậu quả khi xảy ra đoản mạch và một số cách phòng tránh hiện tượng này xảy ra trong bài chia sẻ bên dưới đây.

Hiện tượng đoản mạch là gì?

Hiện tượng đoản mạch là gì? Đoản mạch hay ngắn mạch là hiện tượng xảy ra khi nguồn điện được nối với mạch ngoài có mức điện trở không đáng kể hoặc có giá trị bằng 0. Nguyên nhân xuất phát từ việc chập mạch điện khiến cho điện trở của dây dẫn bằng 0, khi đó cực âm của nguồn điện sẽ được nối trực tiếp với cực dương mà không đi qua thiết bị điện.

Thông thường trong bất kỳ một mạch điện nào cũng có một nguồn điện trở. Nhưng tuy nhiên vì một số lý do mà 2 sợi dây dính vào nhau tạo nên một đường tắt cho dòng điện đi qua chứ không chạy đến điện trở. Như vậy là dòng điện chỉ chạy qua đường này.

Bởi vì không có ai cản trở nên chúng đột ngột tăng lên cao một cách bất ngờ, và có thể sinh ra tình trạng cháy nổ.  Ở các mức độ nhẹ hơn, hiện tượng đoản mạch sẽ có thể gây nên những hư hại trong các thiết bị điện, linh kiện, bo mạch trong các thiết bị điện như là máy điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, máy nước nóng …

Hiện tượng đoản mạch là gì? Các cách phòng tránh đoản mạch
Hiện tượng đoản mạch là gì?

Khi nào xảy ra đoản mạch?

Hiện tượng đoản mạch là gì, chúng xảy ra khi nào? Đoản mạch xảy ra khi mạch điện bị ngắn hay là bị hở. Ví dụ như khi nối 2 cực của dòng điện bằng một dây dẫn có mức điện trở rất nhỏ. Lúc này dòng điện trong mạch sẽ đạt được đến một mức cường độ cực đại, chúng bắt đầu tỏa nhiệt cao và có thể gây ra sự cố cháy nổ.

Trong đời sống hiện nay có thể bắt gặp rất nhiều hiện tượng đoản mạch. Chẳng hạn như khi ta chạy một dòng máy bơm với công suất lớn với 500 W trong khi đường dây điện chỉ tải được mức công suất 400 W. Lúc này trong quá trình hoạt động của máy bơm sẽ gây ra hiện tượng cực tải, từ đó khiến cho dây điện trở nóng lên. Lớp vỏ bảo vệ dưới tác động của nhiệt tỏa ra từ lõi dây điện sẽ bị nóng chảy làm 2 múi dây điện cực dương chạm vào dây trung tính và gây ra sự cố chập mạch điện khiến máy bơm bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến hệ thống điện.

Hậu quả của hiện tượng đoản mạch là gì?

Khi hiện tượng đoản mạch xảy ra có thể gây nên rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thiết bị, sự an toàn của người dùng. Trong bài viết tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch là gì do Cti Supply chia sẻ hôm nay cũng sẽ giới thiệu đến bạn những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này gây nên như là:

  • Cường độ dòng điện tăng lên cao có thể làm cháy phần vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với chúng hoặc ở gần chúng, từ đó có thể xảy ra hỏa hoạn hay cháy nổ.
  • Nếu một phần của mạch điện xảy ra đoản mạch thì các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện cũng có thể bị ảnh hưởng
  • Khi hiện tượng đoản mạch xảy ra thì cường độ dòng điện sẽ tăng cao một cách đột biến, điều này có thể làm cháy các vỏ bọc bảo vệ bên ngoài và các bộ phận tiếp xúc với nó và gây nên tình trạng chập cháy, hỏa hoạn trong gia đình.
Hiện tượng đoản mạch là gì? Các cách phòng tránh đoản mạch
Hậu quả của hiện tượng đoản mạch là gì?

Cách khắc phục và phòng tránh đoản mạch

Cách để khắc phục và phòng tránh hiện tượng đoản mạch là gì? Vì hiện tượng đoản mạch xuất phát từ sự cố tác động đến điện trở dây dẫn, làm cường độ dòng điện tăng lên đột ngột nên để khắc phục, phòng trành đoản mạch thì mọi người thường sử dụng một thiết bị có thể nhận biết nếu bất ngờ gia tăng cường độ dòng điện đột ngột để kịp thời ngắt mạch điện. Trong đó thiết bị phổ biến được sử dụng nhiều là cầu chì và aptomat. Chúng sẽ được mắt nối tiếp tại các vị trí nguồn điện và cũng có thể trên các thiết bị điện để có thể ngắt mạch kịp thời.

Hiện tượng đoản mạch là gì? Các cách phòng tránh đoản mạch
Cách khắc phục hiện tượng đoản mạch là gì?

Ngoài ra còn có thể áp dụng một số phương pháp phòng tránh tình trạng đoản mạch như sau:

  • Những đường dây dẫn điện lâu năm với phần vỏ cách điện đã bị mục, mỏng, không còn đảm bảo khả năng bảo vệ phần dây điện lõi bên trong cũng là một trong những nguyên nhân gây chập mạch điện nối 2 cực của nguồn. Đặc biệt là trước những tác động của các loài động vật gặm nhấm, đinh vít,… Do đó để khắc phục thì bạn có thể kiểm tra, thay đường dây điện mới hay bố trí một lớp vỏ cách điện bên ngoài để bảo vệ nguồn điện hiện có.
  • Nếu như khoảng cách giữa 2 dây dẫn điện quá gần cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng dây dẫn chạm vào nhau lúc bị mất lớp vỏ cách điện do bị ăn mòn, mục, các tác động khác trong quá trình sử dụng. Do đó bạn cũng nên chú ý các mối nối phải luôn chặt chẽ, đảm bảo đầu nối so le nhau; Không sử dụng dây thép hay đinh để buộc những đường dây cố định; Các dây trung tính cũng không được xếp chồng lên nhau; Không dùng dây dẫn trần và chú ý tăng khoảng cách đường dây lên tầm 25cm.
  • Khi xảy ra sét, sấm chớp sẽ mang đến nguồn điện có công suất cao ngang ngửa sức nóng của mặt trời (5000 kW). Từ đó khiến cho các lớp vỏ cách điện lập tức bị chập cháy, gây nên hiện tượng đoản mạch, làm hư hỏng toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điện chỉ trong một thời gian ngắn. Do đó để phòng tránh nguồn điện không thu hút năng lượng từ tia sét đó chính là bạn cần ngắt nguồn điện cho tất cả các thiết bị nếu thấy có giông bão, không mắc dây điện trên những cây to.

Hi vọng những thông tin trên đây là Cti Supply mang đến đã giúp bạn hiểu chi tiết về hiện tượng đoản mạch là gì, nắm được những hậu quả của hiện tượng này và biết được cách khắc phục hay phòng tránh hiện tượng đoạn mạch có thể xảy ra để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu suất hoạt động và tính an toàn cho người dùng.

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo