Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Van điện từ khí nén như mở ra một giải pháp giúp cho hệ thống van điều khiển khí nén khắc phục được nhiều nhược điểm tác động kép trong quá trình vận hành và sử dụng. Cùng Cti Supply tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan đến loại van này trong bài chia sẻ sau.

Thiết bị van điện từ khí nén là gì?

Van điện tử khí nén hay còn được biết đến là van điều hướng khí nén, chúng có tên tiếng Anh là Pneumatic solenoid valve. Đây là một thiết bị van công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong các máy nén khí. Mục đích chính là để cho phép, chặn và điều khiển dòng chảy của khí nén qua van tốt hơn nhờ vào vận hành bằng nguồn điện.

Trong các trường hợp thông thường thì tương ứng với mỗi đường ống dẫn khí riêng biệt sẽ có một loại van. Tuy nhiên nhờ có van điện tử khí nén nên khi dòng chảy khí nén đi qua có thể phân chia được thành nhiều hướng khác nhau và từ đó cấp khí cùng lúc cho nhiều đường ống, cho hiệu quả cao hơn đáng kể.

Các van điện tử khí nén thường làm bằng các loại hợp kim có độ bền cao để giúp cho van hoạt động tốt hơn trong những điều kiện khắc nghiệp (nhiệt độ cao, áp suất cao, oxy hóa, có chất ăn mòn,…), phổ biến nhất là inox, thép, gang, đồng,…

Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

 

Cấu tạo van điện từ khí nén

Van điều hướng khí nén có thiết kế khá nhỏ gọn, được cấu tạo gồm:

  • Thân van: Đựng và bảo vệ các bộ phận bên trong van, thường được làm từ đồng, inox, gang, thép,… Tương ứng với từng loại van mà thân van điện tử khí nén sẽ có các thiết kế khác nhau
  • Cuộn coil: Có thiết kế dạng trụ rỗng, bên trong có 1 pít tông được kiểm soát thông qua lò xo. Bên ngoài sẽ được phủ lên một lớp vỏ thép. Chức năng sinh ra từ trường và lực từ để truyền đến van thông qua các lõi điện được quấn dây đồng có bọc vỏ nhựa an toàn bên ngoài.
  • Pít tông: Bộ phận sẽ di chuyển qua lại để giúp các chốt của van di chuyển theo để đóng/ mở các cửa giúp khí nén lưu thông dễ dàng
  • Dây dẫn: Kết nối, nhận nguồn điện để dẫn vào bên trong để van hoạt động được
  • Cổng vào: Nơi khí nén sẽ đi vào trong
  • Cổng làm việc: Được nối trực tiếp với hệ thống để nhận khí nén từ cổng vào đưa vào bên trong hệ thống
  • Cổng xả: Khí nén sau khi làm việc xong sẽ được xả ra ngoài qua cổng này
  • Bộ điểu khiển: Điều khiển các hoạt động của van

Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Nguyên lý hoạt động

Van điện tử khí nén khi ở trạng thái đóng: Các pít tông sẽ chốt khóa ngăn chặn 2 đầu vào và ra của van. Khi có lực điện vào trong hệ thống dây dẫn của thiết bị thì nguồn điện sẽ tác động lên cuộn coil. Cuộn coil lúc này sẽ tạo ra các lực từ trường giúp cho pít tông chuyển động lên xuống dựa theo lực đàn hồi từ lò xo. Từ đó các khóa chốt được mở ra, cổng vào và ra được lưu thông để khí nén đi vào dễ dàng thông qua cổng vào và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được đưa ra ngoài bằng cổng xả. Sau khi hoàn tất chỉ cần ngắt điện thì các pít tông trong van điện tử khí nén sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu.

Có những loại van điện từ khí nén nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van điện tử khí nén khác nhau tùy thuộc theo từng mục đích sử dụng, các loại van có thể được phân biệt dựa theo:

  • Thiết kế cấu hình van: số cửa (2, 3, 4, 5), số vị trí (2, 3, 4), số coil điện (1 cuộn hoặc 2 cuộn)
  • Chất liệu van điện từ khí nén: inox, gang, đồng,…
  • Phương thức kết nối: kiểu lắp bích, kiểu lắp ren, kiểu hàn kín
  • Điện áp cuộn coil: 24V, 220V
  • Quốc gia sản xuất van: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,…
  • Hãng sản xuất: TPC, CKD, SMC

Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Ứng dụng của van điện từ khí nén trong đời sống

Van điện từ khí nén với những lợi ích tích cực đã mang đến khiến chúng trở thành một công cụ không thể thiếu trong hệ thống khí nén ngày nay. Nhờ có chúng mà rất nhiều ngành nghề lĩnh vực đã có đượuc hiểu quả tốt hơn, khí nén sử dụng nhiều, trở thành một trong số các loại nhiên liệu sạch và an toàn trong sử dụng. Sau đây là các ứng dụng mà van điện từ khí nén đã mang lại như:

  • Được sử dụng trong hệ thống lò hơi, khí nén
  • Được sử dụng trong các khu công nghiệp, hệ thống PCCC, khu dân sinh,…
  • Hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến, đóng gói, in ấn
  • Hệ thống vệ sinh, hệ thống điều hòa
  • Lắp cùng các thiết bị khác với vai trò điều khiển như là van bi, van bướm,…

Van điện từ khí nén: Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Van điện từ khí nén đã giúp hệ thống khí nén có tính tự động hóa cao hơn, người thực hiện chỉ cần thao tấc điều khiển ngay tại trung tâm cực kỳ tiện lợi.

Trên đây là chia sẻ tổng quan về thiết bị van điện từ khí nén mà Cti Supply đã giới thiệu đến bạn hi vọng chúng đã giúp ích phần nào trong quá trình tìm hiểu về van điện từ khí nén là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động để ứng dụng vào công việc của bản thân một cách tốt nhất. Liên hệ đến Cti Supply để mua các linh kiện, vật tư nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp chất lượng với mức giá tốt nhất!

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo