Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Thủy tinh lỏng hiện đang được sử dụng cực kỳ phổ biến trong đời sống ngày nay trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau từ xây dựng, dệt may, gỗ,… Tuy mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng hiện chưa có quá nhiều người biết được thủy tinh lỏng là gì, chúng có những đặc tính gì, cách sản xuất ra sao. Cùng Cti Supply tìm hiểm, khám phá ngay về thủy tinh lỏng trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thủy tinh lỏng là gì?

Thủy tinh lỏng là gì? Thủy tinh lỏng (Sodium Silicate/ Water Glass) là một loại dung dịch hóa học đậm đặc được tạo nên bởi 2 chất là K2SiO3 và Na2SiO3. Chúng sẽ ở dạng chất lỏng sóng sánh có màu vàng ngả xanh hoặc không màu. Với những mẫu thương mại sẽ có màu xanh nước biển hoặc xanh lá vì có lẫn trong thành phần một lượng tạp chất sắt

Ở trạng thái nguyên chất thì thủy tinh lỏng sẽ có độ nhớt cao giống tương tự như là keo. Thủy tinh lỏng có thể tạo ra các phản ứng với axit, axit cacbonic, kiềm, axit sillicsic dạng keo đông tụ ở điều kiện thời tiết thông thường.

Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Công thức hóa học của thủy tinh lỏng:

  • Công thức hóa học: Na2SiO3 – (Na2O)(SiO2)n
  • Hàm lượng: SiO tổi thiếu 26%
  • Độ pH: 12.8%
  • Tỷ trọng: 40g/cm3 – 1.42g/cm3
  • Mô đun: 2.6 – 2.9

Để bảo quản thủy tinh lỏng tốt nhất nên giữ cho chúng tránh tiếp xúc với không khí để giảm khả năng bị phân rã.

Đặc tính của thủy tinh lỏng

Tiếp theo trong bài viết tìm hiểu về chủ đề thủy tinh lỏng là gì đói chính là tìm hiểu về những đặc tính của chất này:

  • Thủy tinh lỏng có khối lượng riêng là 2.61g/cm3, mức tỷ trọng là 40g/cm3 – 1.42g/cm3
  • Thủy tinh lỏng sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 1088 độ C (tương ứng 1362 độ K, 1990 độ F)
  • Ở nhiệt độ phòng (25 độ C) thủy tinh lỏng có độ hòa tan là 22.2g/100ml và khi ở mức nhiệt 80 độ C thì chúng sẽ có độ hòa tan là 160.6g/100ml
  • Thủy tinh lỏng có thể tan được trong nước tuy nhiên sẽ không tan trong các ancohol
  • Thủy tinh lỏng rất dễ bị phân hủy bởi các loại axit, kể cả là axit cacbonic và khi phản ứng sẽ tách ra kết tủa keo đông tụ bởi axit siilicsic

Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Cách sản xuất thủy tinh lỏng

Thủy tinh lỏng là gì, làm sao để có thể sản xuất ra được loại chất này? Quy trình để tạo nên thủy tinh lỏng sẽ được sản xuất nhờ vào 2 chất là NaOH và SiO2 khi pha lỏng, hoặc có thể pha rắn có kèm nhiệt độ.

  • Pha lỏng: Thủy tinh lỏng trong trường hợp này sẽ được tạo nên nhờ sự kết hợp giữa SiO2 và NaOH và nước, được trộn đều lại với nhau sau đó thông qua sử dụng các thiết bị để tạo thành  hơi

Phương trình: SiO2 + NaOH -> Na2O.SiO2 + H2O

  • Pha rắn: 2 chất là Na2SO4 và Na2CO3 sẽ lần lượt nóng chay ra ở nhiệt độ dưới 900 độ C, trên 1600 độ C. SiO2 có độ nóng chảy cao hơn sẽ dần hòa tan vào dung dịch đang nóng chảy này để tạo nên được Na2SiO3

Phương trình: Na2CO3 + SiO2 -> Na2O.SiO2 + CO2

Na2SO4 + SiO2 -> Na2O.SiO2 + SO2 + CO2

Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Ứng dụng của thủy tinh lỏng trong đời sống hiện nay

Tiếp theo trong bài viết tìm hiểu thủy tinh lỏng là gì đó chính là tìm hiểu về tính ứng dụng của chúng trong đời sống con người. Hiện thủy tinh lỏng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau từ các lĩnh vực xây dựng, y tế, sản xuất công nghiệp hay sử dụng để chế tạo nên nhiều đồ dùng sử dụng cho cuộc sống của con người. Cụ thể:

  • Ứng dụng phổ biến nhất của thủy tinh lỏng đó chính là trong lĩnh vực chế tạo thủy tinh, pha lê để nhằm giúp tăng độ bền và chắc chắn trong cấu tạo của sản phẩm, nâng cao tính thẩm mỹ để các đồ vật có thêm vẻ lung linh, trong suốt.
  • Trong lĩnh vực nông nghiệp thì thủy tinh lỏng được phun lên trên các cây giống với mục đích để giúp cây tăng sức đề kháng, chống lại nấm mốc và sự tấn công của côn trùng, mối.
  • Trong y học, thủy tinh lỏng được dùng để thử nghiệm phun lên những thiết bị cấy ghép, ống thông, xử lý vết thương,…
  • Thủy tinh lỏng được đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất giấy, vải, công nghệ dệt – nhuộm, chế tạo xi măng chịu axit, men lạnh, sơn silicat, hợp chất silicat rỗng để lọc các hợp chất khác.
  • Trong xây dựng thì đây là công nghệ nano được dùng để bảo vệ bề mặt sơn công trình
  • Loại chất này còn là thành phần quan trọng để chế tạo nên các loại vật liệu cách âm, cách điện, chịu nhiệt, các chất không thấm khí, chất độn hay sản xuất dạng tấm để làm vật liệu chống ăn mòn.

Thủy tinh lỏng là gì? Đặc tính, ứng dụng của thủy tinh lỏng

Các lưu ý cần quan tâm khi dùng thủy tinh lỏng

Trong quá trình sử dụng thủy tinh lỏng thì bạn nên nắm một số lưu ý như sau:

  • Không sử dụng những loại bình làm bằng vật liệu thiếc, nhôm, kẽm để cất giữ thủy tinh lỏng mà thay vào đó nên sử dụng thùng nhựa hoặc thùng tone có nút chặt
  • Sau khi sử dụng xong nên đậy kín nắp vì thủy tinh lỏng sẽ rất dễ bị phân hủy nhanh khi tiếp xúc với không khí
  • Trong quá trình thủy tinh lỏng thì cần trang bị đầy đủ các thiết bị như găng tay, áo, kính để bảo hộ
  • Lưu ý tránh sử dụng thủy tinh lỏng vơi Flo vì có thể gây cháy nổ, không sử dụng với hợp kim, đồng, kẽm, thiếc vì có thể tạo khói gây nên nguy hiểm cho người dùng và người xung quanh

Trên đây là thông tin tìm hiểu về thủy tinh lỏng là gì, đặc tính và ứng dụng của chất này trong đời sống con người. Mong qua đó đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất này để dễ dàng sử dụng cho nhu cầu, công việc của mình!

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo