Điện trở là gì? Công dụng| Phân loại của điện trở

Điện trở là gì? Công dụng| Phân loại của điện trở

Thuật ngữ điện trở là gì chắc không còn xa lạ với những người làm bên mảng kỹ thuật, điện tử nữa. Đây cũng là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong mạch điện. Cùng CtiSupply tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến điện trở là gì, công dụng của chúng, có những loại điện trở nào thông qua bài viết chia sẻ ngay bên dưới đây.

Điện trở là gì?

Hiểu đơn giản chúng tạo nên sự cản trở dòng điện của một vật có khả năng dẫn điện. Nếu như vật có điện trở nhỏ thì sẽ dẫn điện tốt, còn nếu vật có điện trở lớn thì dẫn điện kém.

Điện trở trong thiết bị điện tử có tên gọi tiếng Anh nghĩa là Resistor, đây là một loại linh kiện điện tử có khả năng giúp giới hạn hay điều chỉnh dòng điện có trong một mạch điện tử. Ngoài ra chúng cũng có thể sử dụng với mục đích cung cấp điện áp cho các thiết bị. Thiết bị này được làm từ hợp chất cacbon và kim loại với tỷ lệ pha trộn khác nhau sẽ cho ra các loại điện trở mang trị số khác nhau.

  • Điện trở có đơn vị tính là ôm – Ω (Ohm)
  • Ở trên thân của mỗi thiết bị điện trở sẽ đều có ghi trị số bằng các vạch màu để đánh dấu và trị số này đã được tuân theo quy ước chung của thế giới. Đối với những điện trở lớn hơn 2W thì những trị số sẽ được ghi trực tiếp lên trên phần thân.
Điện trở là gì? Công dụng| Phân loại của điện trở
Điện trở là gì? Công dụng| Phân loại của điện trở

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Điện trở sẽ vận hành, hoạt động dựa theo nguyên lý của định luật Ohm. Đây là định luật vật lý nói về sự phụ thuộc vào các yếu tố là cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật Ohm cho rằng: khi mà cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của 1 vật dẫn điện thì sẽ luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm này. Trong đó vật dẫn điện có điện trở là 1 hằng số. Có một công thức mô tả mối quan hệ này như sau: V = IR

Với:

  • V (hay như sách giáo khoa vật lý phổ thông là U) là điện áp trên vật dẫn (V)
  • I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (A)
  • R là điện trở (Ω)

Hướng dẫn đọc trị số điện trở

Trên mỗi điện trở sẽ hiển thị một giá trị nhất định được thể hiện thông qua màu in. Có tất cả 12 màu và mỗi màu lại mang một con số khác nhau. Sau đây sẽ là bảng quy ước màu theo quốc tế:

Đen 0
Nâu 1
Đỏ 2
Cam 3
Vàng 4
Xanh lá 5
Xanh da trời 6
Tím 7
Xám 8
Trắng 9
Nhũ vàng -1
Nhũ Bạc -2

Thông thường trong 1 điện trở sẽ có 4 vòng màu, và cách đọc của chúng như sau:

  • 2 vòng màu đầu thể hiện 2 chữ số đầu tiên của giá trị
  • Vòng màu số 3 thể hiện số chữ số 0 đứng sau nó
  • Vòng số 4 thể hiện mức sai số

Hướng dẫn đọc trị số điện trở

Với điện trở 5 vòng màu cũng tương tự nhưng 3 vòng đầu sẽ hiện chữ số giá trị. Các điện trở sẽ khác nhau ở vòng màu thứ 3 (điện trở 4 vòng màu), thứ 4 (điện trở 5 vòng màu). Con số này sẽ thường thay đổi từ màu nhũ bạn đến màu xanh lá.

Tuy là có rất nhiều loại điện trở mang trị số khác nhau nhưng chỉ có 150 loại thông dụng nhất trong số đó. Vậy nên việc nhanh chóng nhìn và nhận biết điện trở đó bao nhiêu Ohm khá dễ dàng.

Hướng dẫn đọc trị số điện trở 2

Công thức tính điện trở như thế nào?

Để tính điện trở sẽ có một công thức tính là: R = U/I với:

  • R là điện trở của vật dẫn điện (Ω)
  • U là hiệu điện thế giữa 2 đầu của vật dẫn điện (V)
  • I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện (A)

Công dụng của điện trở là gì?

Một điện trở sẽ có rất nhiều công dụng hữu ích trong mạch điện như là:

  • Cản trở, điều chỉnh, thiết lập dòng điện đi qua nó thông qua cách sử dụng cách loại chất dẫn điện
  • Cũng có thể nối các điện trở thành cuỗi để làm mạng điện trở, chúng sẽ hoạt động giống như 1 bộ giảm điện áp, chia điện áp hay bộ giới hạn điện áp trong mạch điện
  • Dễ dàng khống chế được dòng điện tải phù hợp nhất theo mong muốn của mình
  • Tạo được sụt áp khi mắc nối tiếp điện trở vào mạch điện
  • Có thể mắc điện trở qua cầu phân áp để sở hữu điện áp mong muốn dựa trên điện áp cho trước
  • Tham gia vào các mạch dao động RC
  • Tạo ra nhiệt lượng để có ứng dụng cần thiết

Công dụng của điện trở là gì?

Có những loại điện trở nào hiện nay?

Hiện nay có rất nhiều loại điện trở được tạo ra, sản xuất bằng nhiều cách khác nhau để ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau. Chúng sẽ có các đặc điểm chung như là hệ số điện áp, nhiễu, nhiệt độ, công suất, tần số đáp ứng, kích thước vật lý, nhiệt trở điện,..  Có 6 loại điện trở chính cực kỳ thông dụng là:

Điện trở băng

Điện trở băng còn được biết là dãy điện trở, chúng là loại điện trở được sản xuất nhằm mục đích đáp ứng cho trường hợp khi cần lắp một loạt các điện trở cùng giá trị theo cách mắc song song với nhau. Đầu tiên chúng sẽ được chế tạo rời, sau đó sẽ hàn chung 1 chân, có thể được thế kế không vỏ hoặc có vỏ. Ngoài ra loại điện trở này cũng được chế tạo theo kiểu vi mạch với kiểu chân DIP hay SIP

Điện trở film

Đây là loại điện trở được tạo nên bằng cách kết tinh các chất như cacbon, kim loại, oxide kim loại trên lõi gốm. Những đường xoắn ốc và lớp phim có độ dày tạo ra bởi bề mặt sẽ quyết định giá trị của điện trở. Với mức độ dày từ 1/20 – 1/2W, mức dung sai của chúng khá nhỏ.

Điện trở cacbon

Điện trở cacbon còn có tên gọi khác là điện trở than, đây là loại điện trở được tạo nên bằng cách ép những hỗn hợp bột than, chất kết dính tạo thành dạng hình trụ hay thanh có phần vỏ bọc bên ngoài bằng gốm hoặc sơn. Hiện tại đây là loại điện trở phổ biến, được sử dụng nhiều nhất

Mức công suất chúng thường khá nhỏ, chỉ từ 1/8 – 2W và mức dung sai lớn, thường sẽ được sử dụng ở những khu vực tần số cao là chính.

Những loại điện trở cacbon tổng hợp thường sẽ có ký hiệu ở phía trước là CR, R6 (dung sai ± 20%), E12 (dung sai ± 10%) và E24 (dung sai ± 5%). Mức công suất sẽ từ 0.25 – 5W

Điện trở cacbon

Điện trở dây quấn

Loại điện trở dây quấn này được tạo nên từ việc quấn dây kim loại có đặc tính dẫn điện kém hay dây tương tự vào trong một lõi gốm cách điện ở dạng lò xo xoắn. Điện trở dây quấn thông thường sẽ có mức giá trị nhỏ nhưng lại chịu dòng lớn, mức công suất điện thường cao nằm trong khoảng từ 1 – 300W, thậm chí còn có thể lên đến hàng nghìn W.

Loại điện trở dây quấn thường sẽ có ký hiệu W hay WH với mức sai số từ 1- 10%.

Điện trở màng (điện trở gốm kim loại)

Thuật ngữ điện trở màng là dùng để chỉ chung cho các điện trở màng cacbon, điện trở màng oxit kim loại và điện trở màng kim loại. Chúng được tạo ra thông qua việc đưa những kim loại nguyên nhân hay màng oxit vào trong thanh gốm cách điện.

Điện trở màng kim loại sẽ có các loại như là E24 (dung sai ± 5% và ± 2%), E96 (dung sai ± 1%) và E192 (dung sai ± 0,5%, ± 0,25% và ± 0,1%). Với mức công suất nằm từ 0.05 – 0.5W

Điện trở màng (điện trở gốm kim loại)

Điện trở bề mặt

Điện trở bề mặt hay còn gọi là loại điện trở dán. Đây là điện trở làm theo công nghệ dán bề mặt, còn hiểu là cách dán trực tiếp vào bảng mạch in. Loại điện trở dán này có kích thước nhỏ, chỉ khoảng tầm 0.6mm x 0.3mm.

Hi vọng qua toàn bộ thông tin mà chúng tôi đã gửi đến trong bài viết chia sẻ hôm nay đã giúp bạn hiểu được điện trở là gì, những nguyên lý hoạt động, công dụng, phân loại của chúng. Tuy là một thiết bị nhỏ bé nhưng những lợi ích mà chúng mang lại cho đời sống con người, đa dạng ngành nghề lĩnh vực thì lại rất to lớn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cùng CtiSupply, xin hẹn gặp lại ở các bài chia sẻ khác trên trang.

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo