Trong hệ thống mạng lưới điện có tồn tại 2 loại công suất là công suất hữu dụng và công suất phản kháng. Nếu bạn vẫn chưa biết công suất phản kháng là gì, cách tính và các thông tin liên quan đến công suất này thì sau đây chính hãy cùng Cti Supply tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
Công suất phản kháng là gì?
Công suất phản kháng là gì? Chúng còn được gọi là công suất hư kháng, công suất ảo. Chính là một dạng năng lượng vô công, được sinh ra từ các thành phần phản kháng có trong hệ thống điện xoay chiều.
Công suất phản kháng sẽ được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ vì sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng. Chúng được tạo ra vì sự lệch pha giữa hiệu điện thế và dòng điện, là một loại công suất không có lợi đối với mạch điện.
Cách tính công suất phản kháng
Cách để tính công suất phản kháng là gì? Cụ thể sẽ áp dụng theo công thức như sau: Q = U. I. sinφ
Trong đó:
- Q là công suất phản kháng (Var)
- U là điện áp (V)
- I là dòng điện (A)
- Φ là mức độ lệch pha giữa hiệu điện thế U(t) và dòng điện I(t)
Nguyên nhân cần bù công suất phản kháng là gì?
Nguyên nhân vì sao lại cần bù công suất phản kháng? Bởi vì công suất phản kháng không sinh ra công nhưng chúng lại có thể gây ra những ảnh hưởng xấu từ kinh tế đến kỹ thuật như:
- Con người sẽ phải trả chi phí tiền điện cho lượng công suất phản kháng đã tiêu thụ, trong khi thực tế chúng không đem lại bất kỳ lợi ích gì.
- Công suất phản kháng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt áp, tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng.
Chính vì những lý do đó nên mọi người sẽ cần bù công suất phản kháng để hạn chế các ảnh hưởng của chúng. Tức là chúng ta sẽ cần nâng cao hệ số cosφ. Theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì hệ số công suất cosφ hạ thế sẽ cần ở mức từ 0.90 trở lên.
Quy định này đưa ra để nhằm mục đích giúp giảm tổn thất công suất ở trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (đường dây, máy biến áp,…), đồng thời đó giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải, tăng khả năng truyền tải điện của đường dây, máy biến áp.
Hướng dẫn cách tính công suất phản kháng cần bù
Công thức để tính công suất phản kháng cần bù: Qb = P.(tgφ1 – tgφ2)
Trong đó:
- Qb là công suất phản kháng cần bù (Var)
- P là công suất thực
- tgφ1 là hệ số công suất tải trước khi được bù
- tgφ2 là hệ số công suất tải sau khi được bù
Những biện pháp giúp nâng cao hệ số công suất phản kháng là gì?
Trong bài viết tìm hiểu công suất phản kháng là gì, Cti Supply cũng sẽ giới thiệu đến bạn một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hệ số công suất phản kháng như sau:
Nâng cao hệ số cosφ tự nhiên
- Thay đổi, cải tiến quá trình công nghệ để những thiết bị điện làm việc ở một chế độ hợp lý nhất
- Thay thế các động cơ làm việc non tải bằng các động cơ có mức công suất nhỏ hơn
- Hạn chế để các động cơ chạy không tải
- Ở những nơi công nghệ cho phép thì nên sử dụng động cơ đồng bộ thay thế cho động cơ không đồng bộ
- Thay các biến áp làm việc non tải bằng loại máy biến áp có mức dung lượng nhỏ hơn
Nâng cao hệ số cosφ nhận tạo
Phương pháp nâng cao hệ số công suất phản kháng này này được thực hiện bằng cách đặt các thiết bị bù công suất phản kháng ở các hộ tiêu thụ điện như là:
- Máy bù đồng bộ: Là động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ không tải, chúng vừa có khả năng sản xuất ra công suất phản kháng và đồng thời cũng có khả năng tiêu thụ công suất phản kháng trong mạng điện. Tuy nhiên thường được sử dụng để bù tập trung với mức dung lượng lớn.
- Bù bằng tụ: Là cách làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp. Nhờ đó có thể sinh ra công suất phản kháng để cung cấp cho mạng điện. Chúng cho công suất nhỏ, không có phần quay nên dễ dàng trong việc bảo dưỡng và vận hành. Ngoài ra còn có thể thay đổi được dung lượng bộ tụ bù tùy theo sự phát triển của tải. Tuy nhiên chúng có tuổi thọ sử dụng nhất định, sẽ bị hư hỏng sau nhiều năm làm việc hay gặp các tình trạng ngắn mạch, điện áp vượt quá định mức.
Mong rằng những thông tin mà Cti Supply chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được công suất phản kháng là gì, cách tính, biết được nguyên nhân cần bù công suất phản kháng và một số biện pháp nhằm nâng cao hệ sống công suất phản kháng.