Cảm biến ánh sáng là gì | Ưu nhược điểm| Phân loại và ứng dụng

sensor am thanh digital

Cảm biến ánh sáng là thiết bị được đưa vào ứng dụng rất nhiều trong những đồ dùng điện hiện nay. Chúng sở hữu tính năng thông minh, giúp khi sử dụng cho ngôi nhà sẽ tăng được tính tiện nghi, hiện đại hơn rất nhiều. Cụ thể thì thiết bị cảm biến ánh sáng là gì? Chúng có các ưu nhược điểm như thế nào, ứng dụng thực tế trong đời sống ra sao? Cùng tìm hiểu với CtiSupply ngay trong bài viết chia sẻ bên dưới đây nhé!

Cảm biến ánh sáng là gì ?

Thiết bị cảm biến ánh sáng là một thiết bị cảm biến quang điện thông minh. Chúng có thể chuyển đổi ánh sáng trở thành dạng tín hiệu điện nhờ vào thiết kế mắt cảm biến được gắn trên thiết bị này. Qua đó sẽ dễ dàng nhận biết được những biến đổi trong môi trường và từ đó điều chỉnh ánh sáng phát ra.

Ngoài tên gọi là cảm biến ánh sáng thì không ít kỹ sư, người trong ngành cũng gọi thiết bị này là thiết bị quang điện hay cảm biến ảnh. Nguyên nhân là do chúng sẽ chuyển năng lượng từ ánh sáng (photon) trở thành các năng lượng điện (electron)

Cảm biến ánh sáng là gì ?

Ưu và nhược điểm của thiết bị cảm biến ánh sáng

Ưu điểm:

  • Là thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, thông minh, hiện đại.
  • Cảm biến ánh sáng có chức năng bật/ tắt đèn tự động nhờ vào khả năng nhận biết các tín hiệu thay đổi của môi trường.
  • Có khả năng tiết kiệm điện tối ưu.
  • Tiện ích cho các môi trường nhà ở, công ty, doanh nghiệp,..
  • Dùng được trong nhiều nơi mà không cần lo lắng phải bật/ tắt công tắc điện như các thiết bị thông thường.

Ưu và nhược điểm của thiết bị cảm biến ánh sáng

Nhược điểm:

Vì tính nhạy của cảm biến ánh sáng khó dùng được ở nơi xuất hiện quá nhiều nguồn sáng hay thường xuyên có vật thể chuyển động. Đây là nhược điểm nhỏ của thiết bị tiện ích này.

Công dụng

Những thiết bị này có thể nhận biết, cảm nhận rất nhạy các thay đổi từ môi trường xung quanh (ánh sáng) để từ đó thay thế được sức người trong việt hỗ trợ phát sáng tự động mà không cần điều chỉnh hay thiết lập thời gian.

Cảm biến tự động bật/ tắt đèn cực kỳ thân thiện với người dùng. Ngày trước chỉ được ứng dụng nhiều cho các thiết bị điện công cộng như đèn đường thì bây giờ đã được mở rộng sang sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình.

Lợi ích của các thiết bị cảm biến ánh sáng

Phân loại

Hiện nay trên thị trường có 3 loại cảm biến ánh sáng phổ biến, đó là: cảm biến ánh sáng LDR (Photoresistor), cảm biến ánh sáng Photodiodes và cảm biến ánh sáng Phototransistors.

  • Cảm biến ánh sáng LDR: đây là thiết bị điện trở phụ thuộc vào ánh sáng, như một chất cảm quang. Điện trở sẽ thay đổi phụ thuộc vào ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi cường độ ánh sáng cao thì điện trở trong thiết bị sẽ giảm và ngược lại. Nguyên lý hoạt động sẽ là đèn sáng khi trời tối và đèn tắt khi trời sáng. Chúng được sử dụng phổ biến vì cho tín hiệu ổn định, có độ chính xác cao và rõ ràng. Thường dùng cho những thiết bị đèn đường, đèn quảng cáo vào ban đêm.
  • Cảm biến ánh sáng Photodiodes: loại cảm biến ánh sáng này có chức năng thay đổi ánh sáng thành dòng điện thông qua các chất liệu silicon hoặc gecmani. Bên trong thiết bị này còn được trang bị nhiều bộ lọc quang học, ống kính tích hợp để hỗ trợ. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này sẽ là khi có ánh sáng chiếu vào thì các electron sẽ bị nới lỏng tạo thành lỗ hổng để dòng điện có thể đi qua. Chúng được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện tử, thiết bị y tế, các thiết bị đo lường và trong các tấm pin năng lượng mặt trời.

Phân loại các thiết bị cảm biến ánh sáng

  • Cảm biến ánh sáng Phototransistors: đây là loại cảm biến dựa theo nguyên tắc hoạt động của cảm biến Photodiodes tuy nhiên nó sẽ khuếch đại lên gấp nhiều lần hơn nữa để đáp ứng cho những nhu cầu sử dụng cảm ứng ánh sáng nhạy, kích thước sử dụng lớn

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng thiết bị cảm biến ánh sáng

  • Vì những thiết bị cảm biến ánh sáng hoạt động được ở góc 360 độ nên cần chọn sử dụng ở những vị trí ít vật cản, ít bị tác động bởi những nguồn sáng khác để tránh tình trạng đèn luôn bật/ tắt liên tục gây hư hỏng
  • Tùy thuộc vào không gian mà lựa chọn lắp đặt đèn với khoảng cách như thế nào cho phù hợp nhất. Thường sẽ có tối đa là 5m trở lại cho các vị trí trong văn phòng, nhà ở. 2m cho khoản cách lắp đặt tại cầu thang và đối với đèn đường thì sẽ có khoảng cách là 10m.
  • Nên chọn lựa các loại đèn chịu được các tác động của môi trường, chịu được thay đổi thời tiết. Đặc biệt là chống được ẩm để giúp duy trì tốt tuổi thọ của các thiết bị cảm biến ánh sáng.

Trên đây là toàn bộ tổng quan những thông tin liên quan đến cảm biến ánh sáng. Nắm được những thông tin về cảm biến ánh sáng cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác lựa chọn mua loại đèn phù hợp để sử dụng cho không gian, mang đến trải nghiệm tốt nhất khi dùng. Hi vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về thiết bị cảm biến này. Hẹn gặp lại bạn trong nhiều bài viết chia sẻ thông tin thú vị khác trên trang nhé!

0906494486
Gửi email Nhắn tin Zalo