Các loại cảm biến hiện nay càng ngày lại càng trở nên phổ biến và được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn bao giờ hết ở khắp các thiết bị trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đến những lính vực, ngành nghề công nghiệp sản xuất. Sau đây là tổng hợp các loại cảm biến tốt nhất, có tính ứng dụng cao mà CtiSupply đã tổng hợp được để thông qua đó bạn có được cái nhìn bao quát hơn về những thiết bị cảm biến và lựa chọn sử dụng từng loại cho phù hợp trong công việc hay đời sống của mình.
Nội dung chính
Định nghĩa cảm biến là gì?
Thiết bị cảm biến (sensor) được biết đến là những thiết bị có thể đo đạc và phản hồi lại thành những tín hiệu cụ thể để con người có thể đọc được và có thể đưa ra những hướng xử lý kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống hay hỗ trợ cải thiện hiệu quả sản xuất.
Chỉ là những thiết bị nhỏ gọn gồm nhiều phần tử mạch điện tạo nên nhưng lại cực kỳ hữu ích cho con người.
Tất cả các loại cảm biến hiện nay
Sau đây là danh sách các loại cảm biến tốt nhất, được quan tâm và lựa chọn sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực của đời sống đặc biệt là trong các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp,..
>>>Công ty CtiSupply là đại lý phân phối các thiết bị cảm biến của thương hiệu Balluff tại Việt Nam, bạn có thể liên hệ ngay để được hỗ trợ với giá tốt nhất!
Cảm biến nhiệt
Đây là thiết bị cảm biến dùng để đo đạc các sự thay đổi liên quan đến nhiệt độ của các đại lượng cần đo. Khi có bất cứ sự thay đổi nhiệt độ trong môi trường cần đo đạc thì điện trở của cảm biến sẽ có sự thay đổi khi ấy cảm biến sẽ hiển thị thông số cho con người biết. Đây là thiết bị cảm biến cần cung cấp nguồn điện đúng với thông số và đảm bảo tính ổn định, liên tục trong quá trình sử dụng.
Chúng là một trong các loại cảm biến được thiết kế để ứng dụng vào những ngành công nghiệp như dược, thực phẩm, vật liệu nhựa, các lĩnh vực hàng hải, ô tô,..
Cảm biến quang
Là thiết bị được tạo nên nhờ vào các linh kiện quang điện, khi có ánh sáng chiều vào trong bề mặt bán dẫn thì sẽ làm thay đổi tính chất điện quang. Khi ấy những tín hiệu thông báo từ thiết bị cảm biến sẽ được quy đổi thành tín hiệu chuẩn có độ chính xác cao qua mạch điện tử để con người có thể hiểu được. Thiết bị cảm biến quang có thể phát hiện được những vật thể ở khoảng cách xa mà không cần tiếp xúc với chúng
Cảm biến ánh sáng
Đây là một dạng thiết bị quang điện có thể chuyển đổi những năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện, dùng để nhận biết được những biến đổi liên quan đến ánh sáng trong môi trường.
Cảm biến áp suất
Thiết bị cảm biến này được sử dụng để đo đạc mức áp suất khi có thay đổi hoặc thông báo những vấn đề có liên quan đến áp suất. Khi có sự thay đổi áp suất tác động lên cảm biến thì thiết bị này sẽ xử lý thông tin và đưa ra các tín hiệu nhận biết xuất ra phù hợp với mức áp suất thay đổi để con người hiểu được.
Các thiết bị cảm biến áp suất thường dùng để đo đạc áp suất nước, áp suất thủy lực, áp suất khí nóng, áp suất gas, hay các loại chất lỏng,..
Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận là thiết bị cảm biến có thể phản ứng khi có vận ở gần nó, giúp phát hiện ra vật thể ở một khoảng cách nhất định mà không cần tiếp xúc lên vật thể. Chúng hoạt động dựa trên các trường điện từ hoạt động xung quanh máy. Loại cảm biến này được vận dùng nhiều trong các ngành công nghiêp, kiểm soát mức chất lỏng có trong bể chứa, gắn lên những thiết bị điện thoại smartphone, xe ô tô,..
Cảm biến điện dung
Thiết bị cảm biến này sẽ hoạt động dựa trên sự thay đổi giữa dung kháng ở cảm biến với thành bồn chứa để xác định được mức nhiên liệu tiếp xúc trực tiếp với cảm biến. Thường được sử dụng để thông báo mức lượng chất rắn, chất lỏng có trong bồn chứa, silo,.. ở ngành công nghiệp hay đo đạc lượng nước trong đất để sử dụng cho hệ thống tưới tiêu ở ngành nông nghiệp
Cảm biến từ trường
Thiết bị cảm biến này có thể sử dụng nhằm phát hiện ra các vật thể bằng kim loại trong một khoảng cách gần. Đây là thiết bị có tính ứng dụng cao trong những máy móc điện tử đồ gia dụng và kể cả những thiết bị thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất hay vệ sinh.
Cảm biến siêu âm
Các thiết bị cảm biến siêm âm hoạt động để đo đạc khoảng cách hoặc phát hiện các vật thể thông qua cách thức tương tự như hoạt động của sóng radar, sonar. Sau khi phát ra tín hiệu âm thanh tần số cao ra bên ngoài thì gặp phải những chất cản thì các bước sóng sẽ phản hồi lại thiết bị cảm biến, điều này giúp cho thiết bị nhận biết được vật cản từ xa một cách chính xách. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong những ngành công nghiệp sản xuất, đo đạc mức nước, các thiết bị cảm biến vân tay hay trên xe ô tô,..
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn các loại cảm biến tốt nhất, được ưa chuộng và có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay. Mong rằng những thông tin ở bài viết đã giúp bạn hiểu được một cách tổng quan nhất về các thiết bị cảm biến và công dụng cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của chúng.