Trở kháng là gì chắc hẳn là câu hỏi được nhiểu người mới nghe đến đại lượng này quan tâm, tìm hiểu. Cùng Cti Supply tìm hiểu rõ về loại trở kháng này, những lợi ích của chúng trong dàn âm thanh là gì trong bài viết chia sẻ của CtiSupply bên dưới đây.
Nội dung chính
Trở kháng là gì? Công thức tính trở kháng
Trở kháng là gì – Đây là một đại lượng vật lý thể hiện sự cản trở của dòng điện trong 1 mạch điện khi có hiệu điện thế được đặt vào trong đó. Chúng trong vật lý có ký hiệu là chữ Z và có đơn vị đo là Ω (ohm).
Khái niệm về trở kháng còn được biết là một khái niệm mở rộng của điện trở cho những dòng điện xoay chiều, chúng chứa thêm các thông tin về độ lệch pha. Trở kháng trong vật lý có vai trò quan trọng khi đã giúp ích rất nhiều đến việc nghiên cứu nên dao động điều hòa.
Các khái niệm về trở kháng đã chính thức được ghi nhận từ 7/1886 nhờ đóng góp của nhà khoa học Oliver Heaviside.
Công thức tính trở kháng như thế nào?
Công thức tính trở kháng: Z = R + X
Trong đó:
- Z là trở kháng
- R là điện kháng
- X là điện ứng
Với mỗi dạng mạch điện khác nhau thì sẽ có mức tổng trở kháng khác nhau, cụ thể:
Trong dòng điện 1 chiều
Ở trong dòng điện 1 chiều tại trạng thái đã được cân bằng:
- Tụ điện lúc này có mô hình là 2 bản song song cách điện với nhau, giống như 1 đoạn mạch hở có mức trở kháng, điện trở vô cùng lớn.
- Cuộn cảm có mô hình là 1 cuộn dây có mức điện trở không đáng kể, giống với 1 dây dẫn điện.
Điện trở sẽ có mức trở kháng đúng bằng với giá trị của điện trở.
Khái niệm về trở kháng tổng quát vẫn đúng trong những mạch điện có chứa cuộn cảm, điện trở và tụ điện. Thường việc nghiên cứu sẽ diễn ra để xem xét các trạng thái chuyển tiếp lúc mạch điện vừa đóng hoặc vừa tắt.
Trong dòng điện xoay chiều
Đặt hiệu điện thế là 1 hàm điều hòa theo thời gian hay là tổng của các hàm điều hòa:
- So với hiệu điện thế thì tụ điện làm dòng sớm pha π/2.
- So với hiệu điện thế thì cuộn cảm làm dòng trễ pha π/2.
- Mức giá trị điện trở không bị thay đổi pha.
Khái niệm về trở kháng tổng quát vẫn đúng trong các mạch điện chứa tụ điện, điện trở, cuộn cảm. Thường việc nghiên cứu sẽ diễn ra để xem xét các trạng thái chuyển tiếp lúc mạch điện vừa đóng hoặc vừa tắt.
Khái niệm trở kháng loa là gì?
Trở kháng của loa là gì? Đây được biết là 1 thiết bị điện tử nằm trung loa điện, chúng có các thông số kỹ thuật đi kèm theo nó như là mức cường độ dòng điện, công suất tiêu thụ, điện trở,.. Đơn vị để tính trở kháng của loa là Ω (ohm).
Mức giá trị của trở kháng loa càng lớn thì phần loa điện sẽ có thể hoạt động ổn định tốt hơn, nhất là khi kết hợp với amply thì sẽ có mức hiệu quả cao hơn.
Vai trò của trở kháng với dàn loa
Những người yêu thích về âm thanh, làm việc nhiều về lĩnh vực loa đài thì tìm hiểu những kiến thức liên quan đế trở kháng là gì cực kỳ quan trọng và cần thiết. Chúng giúp ích nhiều cho những lựa chọn lắp đặt sản phẩm loa sao cho chất lượng âm thanh ở mức hoàn hảo nhất.
Các loại dàn loa âm thanh được phân chia theo trở kháng
Trên thị trường hiện nay có 2 loại loa chính đó là loại loa có trở kháng cao và loa có trở kháng thấp. Các mức trở kháng loa thường được các hãng sản xuất lựa chọn nhiều nhất là 4 Ω, 6 Ω và 8 Ω. Ngoài ra nhiều người còn vận dụng những kiến thức về ghép nối nối tiếp và song song để tạo nên chất lượng trở kháng, âm thanh như mong muốn.
Tuy nhiên để bảo vệ được các thiết bị loa, ampli trong quá trình sử dụng thì cần lưu ý mắc sao cho mức tổng trở kháng loa không được nhỏ hơn mức trở kháng ampli. Vì nếu tổng trở của loa nhỏ hơn trổng trở ampli thì công suất loa sẽ tăng vượt mức giới hạn cho phép từ đó dễ gây hư hỏng, cháy nổ.
Với những dàn âm thanh chuyên nghiệp, lớn thì việc mắc nối nhiều loa, ampli với nhau rất thường hay xảy ra. Trong trường hợp này thì cách nối song song được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn vì lúc này sẽ cho trở kháng loa lớn, dễ tương thích với các thiết bị ampli hơn.
Công thức để tính tổng trở cho từng trường hợp mắc:
- Mắc nối tiếp thì tổng trở R = R1 + R2 + R3 + …. + Rn
- Mắc song song thì tổng trở R = 11R1 + 1R2 + 1R3 +… +1Rn
Khi lựa chọn loa thì theo các chuyên gia về âm thanh cho biết nên lựa chọn công suất lý tưởng của ampli gấp đôi với công suất trung bình của loa. Nếu không thì nên lưu ý chọn công suất ampli lớn hơn không quá nhiều so với công suất loa để tránh méo tiếng, hay cháy hỏng.
Tìm hiểu trở kháng tai nghe là gì?
Trở kháng tai nghe dùng để chỉ mức điện trở, độ kháng điện của thiết bị tai nghe mang lại. Chúng cũng được tính bằng đơn vị đo là Ω (ohm).
Độ trở kháng tai nghe càng lớn thì tai nghe sẽ kháng điện càng tốt, bạn cũng sẽ tốn nhiều điện năng hơn khi sử dụng thiết bị. Mức trở kháng trong các tai nghe điện thoại thường khá thấp để giúp thiết bị khi sử dụng không làm tốn quá nhiền pin điện thoại.
- Với những tai nghe có mức trở kháng dưới 60 Ω thì sẽ phù hợp cho các thiết bị cầm tay.
- Với những thiết bị tai nghe có mức trở kháng từ 300 – 600 Ω thì sẽ sử dụng nhiều cho các Head ampli.
Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi mang đến trong bài viết chia sẻ bên dưới đây bạn đã trả lời được cho mình trở kháng là gì, những loại trở kháng của loa là gì và trở kháng tai nghe là gì. Hẹn gặp lại trong các bài viết chia sẻ khác trên trang CtiSupply!