Một loại cảm biến khá quan trọng có trên động cơ của những chiếc xe ô tô mà bạn cũng cần nên quan tâm đến đó là thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp. Chúng có nhiệm vụ chính là sẽ theo dõi tình trạng tăng giảm nhiệt độ không khí đi vào động cơ để giúp cho động cơ xe vận hành êm ái, bền bỉ hơn. Vậy cảm biến nhiệt độ khí nạp là thiết bị như thế nào, có cấu tạo ra sao, nguyên lý hoạt động của chúng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết CtiSupply sắp chia sẻ dưới đây, cùng theo dõi ngay nhé!
Nội dung chính
Cảm biến nhiệt độ khí nạp là gì?
Thiết bị cảm biết nhiệt độ khí nạp IAT (Intake Air Temperature) còn được biết đến là cảm biến THA (THERMAL AIR) mang chức năng đo đạc nhiệt độ khí nạp từ bên ngoài vào trong động cơ. Những thông tin, tín hiệu sau đó sẽ được truyền đến trung tâm điều khiển ECU để điều khiển tăng giảm thời gian phun nhiên liệu và thay đổi góc đánh lửa sớm.
Cấu tạo
Thiết bị cảm biến đo nhiệt độ khí nạp có cấu tạo khá đơn giản, chúng thật ra là một nhiệt điện trở có giá trị âm. Chúng thường được đặt ở phần đường ống nạp nằm ngay sau bầu lọc gió, hay đặt chung với các loại cảm biến khác như MAP (cảm biến áp suất khí nạp) hay MAF (cảm biến lưu lượng khí nạp)
Chức năng chính của cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT
Cảm biến biến nhiệt độ khí nạp IAT sẽ giúp ích cho động cơ xe ô tô trong việc giúp ECU:
Điều chỉnh tăng giảm thời gian phun nhiên liệu theo nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ không khí xuống thấp thì mật độ không khí sẽ đặc hơn (nhiều oxy hơn), còn khi nhiệt độ không khí lên cao thì mật độ không khí sẽ thưa hơn (ít oxy hơn). Lúc này ECU sẽ hiệu chỉnh tăng thời gian phun khi nhiệt độ thấp và giảm thời gian phun khi nhiệt độ cao.
Hiệu chỉnh tăng/ giảm góc đánh lửa sớm trong động cơ: Nếu nhiệt độ khí nạp thấp thì thời gian mà màng lửa cháy lan trong buồng đốt của máy sẽ chậm hơn lúc nhiệt độ khí nạp cao. Lúc này ECU sẽ hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa lúc nhiệt độ thấp và giảm góc đánh lửa khi nhiệt độ cao.
Nguyên lý hoạt động
Thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT khi tiếp xúc với nhiệt độ không khí thấp thì giá trị điện trở của cảm biến sẽ cao và ngược lại khi nhiệt độ không khí cao thì lúc này giá trị điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. Lúc này cảm biến nhiệt độ khí nạp sẽ truyền thông tin có thể đọc hiểu đến cho trung tâm điều khiển ECU để trung tâm này thực hiện các hiệu chỉnh, điều khiển các bộ phận thay đổi cho phù hợp.
Hướng dẫn kiểm tra và sửa chữa cảm biến nhiệt độ khí nạp cơ bản
>>>>CTISUPPLY là đại lý Balluff Vietnam chuyên phân phối các thiết bị cảm biến balluff phục vụ trong máy móc công nghiệp. Liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất!
Để giúp người sử dụng có thể kiểm tra, biết cách nhận biết hư hỏng và sửa chữa cơ bản khi thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp gặp vấn đề, CtiSupply sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp
Bạn có thể sử dụng máy sấy tóc hơ vào cảm biến, sau đó nhìn vào đồng hồ đo điện trở cảm biến để xem có sự thay đổi hay không. Nếu như phần kim đồng hồ đo thay đổi thì cảm biến vẫn đang hoạt động tốt, còn khi kim đồng hồ không thay đổi số thì lúc này có thể cảm biến đã bị hỏng
Để nhận biết được cảm biến nhiệt độ khí nạp trên xe ô tô của bạn đã bị lỗi đó là khi đèn báo kiểm tra động cơ nổi, máy bị tiêu hao nhiều nhiên liệu và lượng khí thải trong máy tăng cao, xuất hiện hiện tượng cháy ngược do cảm biến IAT và phần cảm biến bướm ga không đồng bộ với nhau.
Nguyên nhân gây lỗi cảm biến IAT
Một số nguyên nhân thường gặp gây lỗi, hư hỏng cho thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp như là:
- Bộ lọc gió quá bẩn do sử dụng lâu ngày nhưng không vệ sinh hoặc đã đến giai đoạn cần thay thế
- Phần mạch điện, dây điện bị ngắn mạch, đứt hoặc phần giắc kết nối bị lỏng, mòn
- Phần đầu cảm biến đã bị nhiễm dầu
- Áp suất nhiên liệu kém cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cảm biến IAT không thể nhận diện chính xác tín hiệu
- Phần van EGR bị lỗi
- Thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp bị lỏng, hoặc do bộ điều khiển trung tâm ECU bị lỗi (tình trạng này rất hiếm xảy ra)
Cách sửa chữa thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp
Với những trường hợp đơn giản bạn có thể sửa chữa tại nhà bằng cách sử dụng RP7 để vệ sinh khi cảm biến bị dính bẩn, không nên sử dụng vòi hơi để sịt vì có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị cảm biển MAF. Sau đó có thể kiểm tra những chân tiếp điện của cảm biến, và nếu hư hỏng xảy ra là do dây điện bị đứt thì có thể thay thế bằng 1 sợi dây nhiệt điện trở có giá trị tương đương.
Hi vọng những thông tin mà bài viết chủ đề giới thiệu về thiết bị cảm biến nhiệt độ khí nạp chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò, cách thức hoạt động của thiết bị này trong động cơ xe. Đồng thời có thể kiểm tra và sửa chữa một số lỗi nhẹ có khả năng gặp phải ở cảm biến nhiệt độ khí nạp. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết khác trên CtiSupply.