Trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người thì áp suất hay áp lực đóng một vai trò quan trọng không thể bỏ qua. Thường thấy nhất là trong ngành công nghiệp bơm, hệ thống xử lý nước,… Những thông số như áp lực nước, áp suất chất lỏng luôn được quan tâm đến. Vậy cụ thể áp lực là gì, làm sao để phân biệt giữa áp lực và áp suất? Trong bài viết sau đây Cti Supply sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến khái niệm vật lý này để nâng cao thêm cho mình những kiến thức cần thiết.
Nội dung chính
Tìm hiểu áp lực là gì?
Áp lực là gì? Theo như khái niệm được chỉ ra trong chương trình vật lý của THCS với những bài về lực. Được biết lực chính là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho vật thể chịu sự thay đổi, ảnh hưởng đến chuyển động và hướng, cấu trúc hay hình học của nó. Nói cách khách lực chính là nguyên nhân khiến cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của chúng, chuyển động có gia tốc hay làm biến dạng vật thể hoặc cả 2. Lực cũng được mô tả theo khái niệm trực giác như là sự tác dụng lực kéo hoặc đẩy, là một đại lượng vector có hướng và độ lớn.
Áp lực là lực tác động lên bề mặt của một vật thể. Lực tác động sẽ vuông góc với diện tích của bề mặt chịu lực. Vì đã xác định được phương và chiều nên khi nhắc đến áp lực người ta chỉ bàn đến độ lớn của lực.
Đơn vị của áp lực là gì?
Đơn vị đo của áp lực là Newton (N)
Công thức tính áp lực
Để tính được áp lực tác dụng lên bề mặt lớn thì người ta sẽ cần phải chia nhỏ phần diện tích chịu lực và tính lực tác động lên từng đơn vị diện tích đó. Ta có công thức tính áp lực như sau: P=F/S
Trong đó:
- P là áp suất (N/m2)
- F là lực ép lên một diện tích chịu lực (N)
- S là diện tích của khu vực chịu lực (m2)
Tìm hiểu áp suất là gì?
Sau khi biết áp lực là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về áp suất. Áp suất chính là tác dụng áp lực lên trên bề mặt diện tích. Khi diện tích tiếp xúc càng nhỏ sẽ có áp suất càng lớn và ngược lại.
Đơn vị đo áp suất
Đơn vị đo của áp suất là N/m2 (Newton trên mét vuông) hay còn sử dụng Pa (Pascal). Với 1 Pa cho áp suất khá nhỏ, chỉ tương được lực của một đồng đô la khi tác dụng lên trên mặt bàn.
Công thức để tính áp suất
Ngoài công thức tính áp suất chất rắn P=F/S thì chúng ta còn có công thức tính chất lỏng khí như sau: P=D x H
Trong đó:
- P là áp suất chất lỏng, khí (Pa hoặc Bar)
- D trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)
- H là chiều cao của chất lỏng, chất khí (m)
Công thức tính áp suất thẩm thấu như thế nào?
Áp suất thẩm thấu được tính dựa theo công thức: P=R x T x C
Trong đó:
- P là áp suất thẩm thẩu
- R là hằng số có giá trị 0.082
- T là nhiệt độ với giá trị = 273 + t độ C
- Lượng nồng độ dung dịch sẽ được phân ly theo tỷ lệ từng dung chất C
Công thức tính áp suất thủy tĩnh là gì?
Áp suất thủy tĩnh là áp lực được tính khi mực chất lỏng ở mức cân băng không giao động, có thể được tính theo công thức: P=Pa + pgh
Trong đó:
- P là áp suất thủy tính
- Pa là áp suất khí quyển
- H là chiều cao tính từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng
- Pg là khối lượng riêng mặc định của 1 đơn vị chất lỏng nhất định (Kg/m3)
So sánh giữa áp lực và áp suất
Bên cạnh việc tìm hiểu áp lực là gì thì nhiều người muốn biết liệu áp lực với áp suất có những đặc điểm gì cần lưu ý. Cả hai đại lượng này đều cùng là lực tác động lên một diện tích mặt phẳng nhất định nhưng áp lực chính là lực tác động lên một diện tích còn áp suất lại là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.
Vd: Viên gạch xây tường có trọng lượng 2.1kg kích thước các cạnh lần lượt là 205mm x 95mm x 55mm. Khi viên gạch được đặt đứng thì chúng có áp lực là 2.1 x 9.807= 20.6N lên diện tích là 0.095 x 0.055 = 0.005m2. Còn áp suất của viên gạch trên mặt phẳng sẽ là 20.6/ 0.005 = 4120N/m2.
Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất thông dụng hiện nay
Hiện nay trên thế giới hệ thống đơn vị đo lường có rất đa dạng, áp suất cũng vậy chúng có rất nhiều đơn vị khác nhau như là Pa, Kg/cm2, psi,… Bạn để có thể quy đổi từ đơn vị này sang được đơn vị kia thì có thể tham khảo thông tin trong bảng quy đổi đơn vị đo áp suất sau đây mà Cti Supply mang đến:
Vd: Đồng hồ đo áp suất trong các hệ thống máy lọc nước công nghiệp thường sử dụng đơn vị là psi, với 100 psi bạn có thể đổi ra được 7.04kg/cm2 với 1psi = 0.0704kg/cm2.
Qua bài viết chia sẻ trên do Cti Supply mang đến hi vọng đã giúp bạn hiểu được áp lực là gì, áp suất là gì và kèm theo đó biết phân biệt hai loại trên. Nắm được cho mình những khái niệm về 2 đại lượng này để sử dụng trong công việc, dễ dàng biết cách chuyển đổi các đơn vị đo cho phù hợp. Theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị khác tại Cti Supply nhé!