Tuy chỉ có một kích thước khá nhỏ bé nhưng Triac lại là loại linh kiện xuất hiện vô cùng phổ biến và gần như là ở mọi bo mạch điện tử hiện nay. Chúng mang lại nhiều giá trị lợi ích thiết thực đến cho công việc và những thiết bị máy móc sử dụng trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày của con người. Hôm nay hãy cùng với CtiSupply tìm hiểu xem Triac là gì, liệu loại linh kiện này có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng cụ thể nào trong bài chia sẻ bên dưới đây.
Nội dung chính
Tổng quan Triac là gì?
Khái niệm
Triac là gì? Triac (TRIode for Alternating Current) được biết đến là linh kiện 3 chân, chúng có thể dẫn dòng điện theo cả 2 chiều. Vì vậy những định nghĩa dòng thuận hay dòng nghịch không có ý nghĩa với thiết bị này. Việc kích dẫn Triac sẽ được thực hiện nhờ vào xung dòng điện đưa đến cổng điều khiển G.
Triac có ký hiệu là chữ T ở trên những bo mạch điện tử.
Thông số Triac
Khi cần thay thế hoặc thiết kế một mạch điện sử dụng Triac thì điều mà bạn cần quan tâm đến đó chính là các thông số quan trọng của loại linh kiện này. Cụ thể:
- Dòng điện định mức đi qua T1, T2 là IT
- Dòng điện điều khiển IG tối thiểu và dòng điện điều khiển IG tối đa: Dòng điện điều khiển (dòng điện kích Ig) sẽ có giá trị rất nhỏ, chỉ ở mức từ vài mA cho tới vài chục mA.
- Điện áp hoạt động định mức: Khi tải ăn nguồn ở cấp điện áp nào thì phải sử dụng Triac có khả năng chịu được mức điện áp đó.
- DU/DT: chính là tốc độ tăng điện áp thuận trên van
- Irò: là dòng điện rò khi van đang khoá
- Idt: là dòng điện duy trì
- ∆U: giá trị sụt áp thuận trên van (tương ứng dòng điện van = 1.5 Itb ).
- Tj: mức nhiệt độ tối đa của tinh thể bán dẫn
Phân loại
Triac là gì, có những loại phổ biến nào hiện nay? Triac thông dụng hiện đang được chia thành 2 loại chính là:
- Triac 3Q: là loại có thể được kích hoạt ở góc phần tư 1, 2, 3. Chúng không yêu cầu mạch bảo vệ, do đó thiết bị 3Q sẽ cho hiệu quả tốt hơn những triac tiêu chuẩn trong ứng dụng có tải không điện trở.
- Loại Triac tiêu chuẩn hay còn được gọi là TRIAC 4Q: Chúng có thể được kích hoạt trong 4 chế độ. TRIAC 4Q bao gồm các linh kiện bảo vệ bổ sung như là điện trở – tụ điện (RC) trên những cực chính và 1 cuộn cảm được mắc nối tiếp bên trong thiết bị.
Cấu tạo của Triac
Trong Triac có 3 cực và 5 lớp bán dẫn tạo nên cấu trúc p – n – p – n như là thyristor theo cả 2 chiều dòng điện giữa các cực T1 và T2. Vì thế, chúng có thể dẫn dòng điện theo cả 2 chiều. Có thể xem Triac tương đương với 2 thyristor được đấu song song ngược chiều với nhau.
Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của Triac là gì? Trong các loại bo mạch điện tử, Triac giống như 1 thiết bị công tắc điện chuyên dụng. Khi điều khiển, thiết bị này có thể xoay chiều các chân để từ đó tạo thành những công tắc điện tạm thời nhằm đảm bảo tính an toàn cho bảng mạch, tránh gặp tình trạng hư hại.
Triac điều khiển được dòng điện trong bo mạch bằng cả xung dương lẫn xung âm. Đây chính là điểm linh hoạt khiến cho thiết bị này trở thành một phần không thể thiếu đối với các bảng bo mạch điện tử ngày nay.
Nhưng tuy nhiên bản chất của Triac đó là khi hoạt động ở xung điện âm, độ nhạy của Triac sẽ yếu hơn so với khi chúng được hoạt động ở xung điện dương. Vì vậy trong thực tế để nhằm đảm bảo mạch điều khiển Triac có thể hoạt động tốt nhất, mọi người sẽ thường dùng dòng điện dương để khởi động Triac.
Hướng dẫn đo, kiểm tra Triac bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Điều chỉnh công tắc đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở cao (100K). Tiến hành nối que đo dương của đồng hồ với chân MT1 của Triac và nối que đo âm tới chân MT2 của Triac (bạn cũng có thể đảo ngược lại kết nối này).
Bước 2: Kim đồng hồ vạn năng sẽ nhảy lên và cho kết quả với giá trị điện trở cao. Sau đó bạn tiếp tục chuyển công tắc đồng hồ để chọn sang thang đo điện trở thấp. Tiến hành kết nối MT1 – cổng G với que đo dương và MT2 với que đo âm.
Bước 3: Kim đồng hồ vạn năng khi đó sẽ cho kết qủa giá trị điện trở thấp. Nếu bạn thực hiện đúng các bước như trên thì Triac vẫn còn hoạt động tốt.
Phương pháp thực hiện trên đây không áp dụng cho những Triac yêu cầu mức điện áp cổng và dòng cao để kích hoạt.
Trường hợp Triac bị hỏng thì bạn chỉ cần mua đúng linh kiện, thay thế đúng chân là được. Khi thay thế cũng cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Nắm được thông số định mức của dòng điện qua T1, T2 để dễ dàng chọn mua được loại Triac phù hợp
- Khi chọn dòng điện IG điều khiển tối thiểu và tối đa phù hợp. Nếu bạn chọn sai dòng điện qua các chân G có thể khiến cho thiết bị Triac nhanh bị chết.
Ứng dụng
Triac là gì, chúng có những ứng dụng như thế nào trong đời sống hiện nay? Triac là một trong số những loại linh kiện không thể thiếu với các bo mạch điện tử. Thiết bị này giúp cho con người thuận lợi chuyển đổi dòng điện xoay chiều một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khi áp dụng kích hoạt tại một góc điều khiển AC trong mạch chính còn có thể điều khiển được dòng điện. Nhờ đặc điểm nổi bật này mà Triac được ứng dụng rất nhiều trong việc kiểm soát tốc độ động cơ cảm ứng, đèn mờ hay kiểm soát máy sưởi điện,…
Triac cũng ứng dụng để điều chỉnh mức độ sáng của đèn, điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của quạt hay tốc độ của máy cưa, máy khoan,…
Hi vọng qua bài viết chia sẻ này các bạn đã giải đáp được cho mình thắc mắc Triac là gì, học được cách sử dụng loại linh kiện này cho các ứng dụng điều khiển điện xoay chiều để nâng cao hiệu quả, chất lượng cho công việc, các hoạt động sinh hoạt trong đời sống. Để biết thêm thông tin chi tiết về những loại linh kiện hữu ích khác đang được sử dụng nhiều trong các bảng mạch điện tử đừng bỏ qua các bài chia sẻ khác trên website của chúng tôi bạn nhé!